
Khi bị sốt thì cơ thể rất mệt mỏi và sẽ mất một lượng nước khá nhiều vì thế mọi người đa số thường sẽ lựa chọn uống các loại thuốc hạ sốt để cải thiện tình trạng này một cách nhanh nhất. Vậy thì sau khi uống bao lâu thuốc hạ sốt mới phát huy tác dụng của nó và khi uống có cần lưu ý đến những điều gì hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc về vấn đề này cho người đọc.
Mục lục:
Thuốc hạ sốt là gì?

Sốt được coi là một phản ứng tự vệ của cơ thể khi bị các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập dô như virus, vi khuẩn, nhiễm khuẩn,… Nên nếu nhiệt độ của cơ thể tăng quá mức thì sẽ làm cho các chức năng sinh lý của cơ quan trong cơ thể bị rối loạn. Nên lúc này thuốc hạ sốt sẽ một giải pháp để hạ nhiệt độ cơ thể xuống để trở lại như mức bình thường. Chính vì thế, hạ sốt là việc cần được làm liền ngay vào lúc đó và ngoài ra thuốc sử dụng sẽ gồm có ba nhóm chính như sau:
- Paracetamol là một hoạt chất phổ biến nhất và nó còn có tác dụng để làm giảm các triệu chứng điển hình như sốt, đau đầu, chóng mặt,…
- Thuốc kháng viêm (không steroid) giúp kéo dài thời gian hạ sốt hơn và ngoài ra nó còn tác dụng hạ sốt mạnh hơn so với paracetamol.
- Salicylate cũng sẽ có tác dụng hạ sốt và kèm theo đó là cũng làm giảm các cơn đau như cảm cúm thông thường, nhức đầu, đau cơ và đau nhức do viêm khớp gây ra.
Việc sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà cũng khá là an toàn nhưng đừng quá lạm dụng vào nó. Vì nếu sử dụng quá liều lượng cho phép thì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nên nếu sử dụng thì cần tham khảo và hỏi ý kiến của chuyên gia hay các bác sĩ có chuyên môn để biết về liều dùng hợp lý.
Thuốc hạ sốt sau khi uống bao lâu thì có tác dụng

Chỉ nên uống thuốc hạ sốt nếu bạn đang sốt trên 38.5 độ trở lên và thời gian thuốc sẽ có tác dụng như sau:
- Khi uống thuốc hạ sốt thì nhiệt độ sẽ giảm được từ 1-2 độ và khoảng thời gian thuốc phát huy tác dụng sẽ là từ 20 – 30 phút sau khi uống.
- Thuốc hạ sốt chỉ hỗ trợ giảm từ 1-2 độ nên vì thế nếu đang sốt cao và sốt liên tục thì thân nhiệt bản thân sẽ không giảm xuống nhiệt độ bình thường được. Nên mọi người cần lưu ý chỗ này á.
- Thuốc sẽ có thời gian tác dụng là trong vòng khoảng 2 giờ đồng hồ kể từ lúc uống thuốc.
- Không được uống thuốc hạ sốt quá 6 lần trong một ngày và nên cách nhau từ 4-6 tiếng mỗi lần uống.
- Đối với người lớn hay trẻ em có đang mắc các bệnh liên quan đến suy thận thì nên sử dụng đúng liều lượng và cách nhau ít nhất 8 tiếng mỗi lần uống. Quan trọng nhất là vẫn nên uống theo chỉ định của bác sĩ.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau, nhưng thông dụng nhất vẫn là Paracetamol vì nó có thể sử dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em.
Khi uống thuốc hạ sốt nếu bạn muốn để nhiệt độ thân nhiệt xuống thêm thì nên kết hợp chườm mát sẽ giảm sốt nhanh nhất nhé. Nếu sau khi uống thuốc và thuốc đã hết tác dụng chỉ còn sốt nhẹ thì bạn không cần uống thêm thuốc hạ sốt nữa.
Phân loại một số loại thuốc hạ sốt
Dưới đây là một số loại thuốc hạ sốt hiện đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:
-
Paracetamol
Thuốc sẽ có dạng viên nang, viên sủi, siro,… có tác dụng giảm sốt trong những trường hợp bị đau đầu, đau răng, đau khớp, cảm cúm,… Thuốc có tác dụng kéo dài từ 2-4 giờ đồng hồ và những người có tiền sử mắc các bệnh về phổi, gan, tim và người hay bị thiếu máu hoặc người có mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc thì không nên uống. Nhưng nếu có thì hãy tham khảo và uống khi có sự cho phép của bác sĩ.

-
Sotstop
Thuốc ở dạng siro và nó có tác dụng hiệu quả rất nhanh. Được sử dụng để hạ sốt, giảm đau bụng, đau đầu và đau xương khớp,… Liều lượng 400mg/lần là lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất cho cả người lớn và trẻ em. Những người bị mẫn cảm với các thành phần của nước hay bị chảy máu do chấn thương, bị suy thận, bị loét tá tràng và quan trọng nhất là phụ nữ 3 tháng trước khi sinh thì cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi uống.

-
Ibuprofen
Thuốc sẽ có 2 dạng là viên nang và dạng siro và cũng sẽ đều có tác dụng là giảm đau, hạ sốt, kháng viêm và chống viêm. Uống từ 3-4 viên/ ngày dành cho người lớn sẽ có hiệu quả tốt nhất. Những người bị loét dạ dày hay có mắc các bệnh liên quan đến suy thận, suy gan, suy thận hay có mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì khi uống cũng nên có sự cho phép của bác sĩ để có thể bảo vệ.

Cách sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách
Thường thì sốt tầm bao nhiêu độ hay tình trạng cơ thể như thế nào mới được uống thuốc hạ sốt:
- Nếu sốt nhẹ dưới khoảng 38.5 độ thì không nên dùng thuốc hạ sốt vì thực chất dùng thuốc ở khoảng thời điểm này sẽ không có tác dụng. Bởi do thuốc có thể gây cản trở cho việc tiêu diệt mầm bệnh của hệ miễn dịch.
- Nếu sốt cao trên 38.5 độ thì nên uống thuốc hạ sốt nhưng nếu cảm thấy không quá mệt mỏi và khó chịu thì khi nào sốt tầm 39 độ mới cần uống.
Nguy cơ có thể xảy ra khi dùng thuốc hạ sốt quá nhiều

Hầu hết ở mọi gia đình đều luôn có dự trữ sẵn thuốc hạ sốt vì tính tiện lợi của nó và cũng sẽ có lúc bị sốt sẽ cần đến. Người lớn tuổi và trẻ em khi bị sốt thường người thân sẽ tự ý cho sử dụng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Nên có thể vì thế sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra:
- Buồn nôn và nôn
- Chán ăn, dẫn đến sụt cân
- Khó chịu gây nên mệt mỏi
- Giảm thị lực
- Lên cơn hen
- Luôn cảm thấy đau đầu, chóng mặt
- Dễ bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa
- Thận có thể dễ bị nguy hiểm nếu lạm dụng nhiều ngày
- Dạ dày, ruột bị chảy máu, viêm loét dạ dày
- Dị ứng phát ban, nổi đỏ, nổi mẩn
- Da với mắt bị vàng
Từ những tác dụng phụ trên thì người dùng cần nên cẩn trọng hơn trước khi sử dụng thuốc. Tìm hiểu rõ tác dụng, cách sử dụng và liều lượng dùng hoặc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để an toàn hơn.
Một số cách hạ sốt mà không cần thuốc hạ sốt
Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt thì mọi người có thể áp dụng một số cách dưới đây để có thể hạ sốt:
- Khi bị sốt thì việc bổ sung nước đều đặn mỗi ngày là rất cần thiết và cần uống đủ một lượng từ 8-12 cốc/ngày.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây hoặc nước trái cây là một lựa chọn tốt nhất cho việc tăng cường hệ miễn dịch, hạ sốt và làm dịu cơ thể. Có thể trong mỗi bữa ăn nên cần có những loại rau củ như ớt chuông, súp lơ và rau xanh,… để cung cấp thật nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhanh hạ sốt.
- Nếu muốn hạ sốt bạn có thể uống một ly trà gừng vì gừng có tác dụng kháng khuẩn, virus và hỗ trợ trong hoạt động miễn dịch. Ngoài uống nước gừng thì bạn có thể dùng gừng để xông hay tắm cũng được nhé.
- Khi ốm nếu bạn xông hơi thì sẽ làm các lỗ chân lông mở ra và mồ hôi cũng được tiết ra từ đó các độc tố sẽ được loại bỏ. Từ đó, cơ thể sẽ cảm thấy sảng khoái và nhẹ nhàng hơn nhiều. Bạn có thể dùng lá chanh, sả, cùi bưởi phơi khô, lá tía tô,… dùng để nấu nước xông khá tốt cho sức khỏe.
- Khi bị sốt thì việc dùng khăn ấm lau người thường xuyên cũng là việc nên làm bởi chỉ cần lau người hay chườm lên trán những nơi có nhiều mạch máu sẽ giúp hạ sốt rất nhanh.
Một số cách hạ sốt không cần uống thuốc hạ sốt
Những cách nêu trên chỉ có thể áp dụng tại nhà và đặc biệt là đối với những cơn sốt nhẹ nên khi áp dụng cần quan sát tình trạng sốt của người bệnh lúc đó. Nếu cảm thấy người bệnh sốt cao và không thuyên giảm thì vẫn nên đưa đến bệnh viện gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.
Khi đã tìm hiểu rõ cách thức hoạt động của thuốc hạ sốt thì mọi người có thể yên tâm sử dụng và chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết. Lưu ý sử dụng thuốc theo tình trạng của bệnh lúc đó và nếu thấy có dấu hiệu khác thường hay nhiệt độ sốt càng ngày tăng cao không thuyên giảm thì vẫn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn khi bị sốt và dùng thuốc hạ sốt.